Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TÂY TẠNG trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TÂY TẠNG theo từ điển Phật học như sau:
TÂY TẠNG
TÂY TẠNG
Hiện nay là một miền tự trị, nằm ở phía tây nước Trung Hoa và thuộc nước Trung Hoa. Trước đây, cai quản xứ này là giáo chủ, Đạt Lai Lạt Ma, được tôn sùng như một vị Phật sống. Sau khi quân đội Trung Quốc vào Tây Tạng, vị Đạt Lai Lạt Ma sang Ấn Độ và sống lưu vong ở đây. Quốc gia Tây Tạng thành lập vào thế kỷ 7, do một vị anh hùng dân tộc tên gọi là Song Tsan Sampo. Hai bà hoàng hậu, một bà là công chúa xứ Nepal, một người là công chúa người Hán, thuộc gia quyến vua Đường Thái Tôn. Hai bà công chúa này đều rất tin sùng đạo Phật. Đó chính là thời điểm đạo Phật truyền vào Tây Tạng.
Đến thế kỷ thứ 8, đạo Phật rất hưng thịnh ở Tây Tạng. Nhà vua Khritsong Idetsan mời nhiều vị cao tăng từ Ấn Độ sang truyền đạo, dựng nhiều ngôi chùa lớn, trong đó có ngôi chùa đầu tiên, chùa Samyl, cách thủ đô Lhassa 50 cây số, hiện nay vẫn còn. Đồng thời, công việc dịch Kinh sang tiếng Tây Tạng cũng bắt đầu, đến thế kỷ thứ 14 thì hoàn thành hai Tạng Kan Jur và Tan Jur, thâu tóm cả ba Tạng Kinh Luận Luật của Phật giáo.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TÂY TẠNG tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận