Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ THẢO ĐƯỜNG trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ THẢO ĐƯỜNG theo từ điển Phật học như sau:
THẢO ĐƯỜNG
THẢO ĐƯỜNG
Tên vị Thiền sư người Trung Hoa, lập ra phái thiền thứ ba ở Việt Nam, dưới đời vua Lý Thánh Tông. Hai phái thiền trước là phái Thiền Tì-ni-đa-lưu-chi và phái Thiền Vô Ngôn Thông. Thiền sư Thảo Đường trước sang truyền đạo ở đất Chiêm Thành. Năm 1069, vua Lý Thánh Tông đánh Chiêm Thành bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Trong số tù binh, có sư Thảo Đường. Về sau, biết ra, vua mời sư trụ trì tại chùa Khai Quốc ở kinh đô, mở lớp dạy học và truyền đạo. Học trò đến học rất đông. Sư lập ra phái Thiền Thảo Đường mà sư là sư Tổ. Người học trò đầu tiên được sư truyền tâm ấn là vua Lý Thánh Tông, làm Tổ thứ hai của phái Thiền Thảo Đường.
Phái Thiền Thảo Đường truyền thừa được năm đời, gồm 19 người. Thiền sư Thảo Đường nguyên là đệ tử của thiền sư Tuyết Đậu Minh Giác ở Trung Hoa. Tuyết Đậu là tên núi. Vì sư Minh Giác tu ở núi Tuyết Đậu nên gọi là Thiền sư Tuyết Đậu.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với THẢO ĐƯỜNG tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận