Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ THẬP CHỦNG TỰ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ THẬP CHỦNG TỰ theo từ điển Phật học như sau:
THẬP CHỦNG TỰ
Thập chủng tự còn gọi là tự thập dị danh. Sách Tăng Sử Lược quyển thượng, bài bàn về chữ tự ( chùa ) của Linh Hổ pháp sư, cò mười tên:
1. Tự: chuẩn theo Kinh Phật
2. Tịnh trụ: chỗ ở sạch sẽ.
3. Pháp đồng xá: là pháp với thực, tức nơi chốn đồng học và đồng ăn uống sinh hoạt.
4. Xuất thế xá: nhà ra khỏi đời tục, là chỗ tu ra khỏi thế tục vậy
5. Tịnh xá: nhà tinh sạch, là chỗ ở của người thanh tịnh tu đạo, chẳng phải là chỗ ở của kẻ thế tục, lỗ mãng.
6. Thanh tịnh viên: vườn thanh tịnh, là chỗ ba nghiệp không nhiễm lây.
7. Kim cang sát: cõi đất kim cang, là chỗ cõi đất kiên cố, chỗ của người học đạo vậy.
8. Tịch diệt đạo tràng: trường đạo tịch diệt. Tại Kỳ Viên có thế giới Liên Hoa Tạng, dùng bảy báu trang sức kêu là tịch diệt đạo tràng, Đức Phật Lư Già Na thuyết kinh Hoa Nghiêm ở đó.
9. Viễn ly xứ: nơi lìa xa phiền não lỗi lầm gần với tịch diệt vậy.
10. Thân cận xứ: nơi thân cận, vì khi tu hành an lạc thì lấy nơi đó gần với pháp.
– Tự tức là chùa, nguyên xưa thuở đời vua Minh Đế nhà Hán năm 68 dương lịch. Thích Ma Đằng dùng con ngựa trắng chở kinh Phật từ Tây Vực về triều, ban đầu tạm ở Hồng Lô tự (toà quan Hồng Lô). Sau nhơn nơi tòa Hồng Lô cất lên làm viện tàng kinh bèn lấy chữ tự đặt tên làm Bạch Mã tự. Nhân đây đời sau nơi nào thờ Phật, hoặc Tăng Ni ở đều gọi là tự.
Trong kinh Kỳ Viên Đồ giải thích chùa chiền có sáu nghĩa bao gồm:
1. Quật: tức là hang núi, như đời hậu Ngụy xẻ núi làm hang động an trí Thánh Tượng và cho chư Tăng ở.
2. Viện: nhà đạo. Nay thiền tông phần nhiều dung tên ấy như thiền viện Trúc Lâm…
3. Lâm: rừng. Luật dạy rằng “tru nhất thọ” nghĩa là ở dưới cội cây mà hành đạo.
4. Miếu: như miếu Cồ Đàm trong Thiện Kiến luật.
5. Lan nhã: là nơi thanh vắng tịch diệt để tu học.
6. Phổ thông: nơi chốn núi Ngũ đài.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với THẬP CHỦNG TỰ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận