Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ THẬP HUYỀN DUYÊN KHỞI trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ THẬP HUYỀN DUYÊN KHỞI theo từ điển Phật học như sau:
THẬP HUYỀN DUYÊN KHỞI
Thập huyền duyên khởi tức là thập huyền diệu pháp, cùng làm duyên mà khởi phát nên gọi là thập huyền duyên khởi. Hiểu rõ trong bổn pháp này là sự vô ngại pháp giới, khi đã thông đạt ý nghĩa ấy thời có thể thâm nhập vào bể nhiệm mầu của kinh Đại Hoa Nghiêm. Cho nên gọi là Thập huyền môn, y theo hai vị đại pháp sư Trí Tướng và Huyền Thủ thì có chút bất đồng, nay theo bản huyền ký của Ngài Huyền Thủ để phân tích như dưới đây:
1. Đồng thời cụ túc tương môn: các pháp ba đời không lìa duyên khởi, mà cùng ở trong một thời gian đều đầy đủ viên mãn, giúp nhau tạo thành. Hết thảy sự vật trong mười phương thế giới sự quan hệ đó rất là vi diệu mật thiết, tóm thành một đại duyên khởi mà tồn tại, đồng một hạt bụi thời đều chịu ảnh hưởng, đấy là cục diện đầy đủ giúp nhau vang tiếng (hô ứng) gọi là đồng thời cụ túc tương ứng môn. Vì thế một môn này là tổng tướng sự vô ngại pháp, còn chín môn khác là biệt nghĩa của môn này vậy.
2. Quảng hiệp tự tại vô ngại môn: vì một pháp duyên khởi hết thảy pháp, nên lực dụng của môn pháp này không có cái gì lớn hơn nên gọi là Quảng. Song nếu đem cái bản vị pháp này chia ra rất nhỏ gọi là hiệp. Mỗi pháp đều đủ hai nghĩa rộng và hẹp mà vận dụng tự lại, không ngăn cản hay gọi là quảng hiệp tự tại môn.
3. Nhất đa tương dung bất đồng môn: y theo nghĩa quảng hiệp tự tại vô ngại trên, thời thế phận một pháp vào trong nhất thiết pháp, đồng thời thế phận nhất thiết pháp cũng vào trong một pháp, như vậy thời một và nhiều giúp nhau bao bọc mà vẫn không mất cái bản vị nhiều và một. Song một với nhiều hai tướng thực là rõ ràng không cùng, cho nên gọi là nhất đa tương dung bất đồng, đây là theo dụng mà nói vậy.
4. Chư pháp tương tức tụ tại môn: căn cứ theo nghĩa nhất đa tương dung trên, thế lực nhất pháp khi nào nhất thiết pháp thời một pháp này tức là một pháp của nhất thiết pháp. Và của thể pháp này toàn thể nhất thiết pháp, tức là ngoài nhất thiết pháp ra, không còn một pháp nào khác, đó là toàn thu hết thảy phàm đề làm thể một pháp, tức là ngoài một pháp này không còn một pháp nào khác nữa, như thế thời nhất thiết pháp là hư thể, một pháp này là thực thể. Một hư một thực như thế và một pháp là nhất thiết pháp và nhứt thiết pháp là một, mà vô ngại tự tại, cho nên gọi là chư pháp tương tức tự tại môn, đây tức là theo thể mà nói.
5. Ẩn mật hiển liễu câu thành môn: cứ như trên một pháp là nhứt thiết pháp, thời nhứt thiết pháp hiển rõ thì một pháp ẩn trái lại nhứt thiết pháp tức một pháp khi hiển rõ thì nhứt thiết pháp ẩn cả hai tướng ẩn và hiện đều thời thành tựu, như đúc vàng làm con sư tử, khi thấy thoi vàng là hiển, sư tử là ẩn mật, thấy sư tử thời sư tử hiện, vàng là ẩn mật, ẩn và hiện đồng thời thành vô ngại nên gọi là ẩn mật hiển câu thành môn.
6. Vi tế tướng dung an lập môn: nghĩa là tuy rất vi tế mà cũng hàm dung được hết thảy các pháp cho nên nói trong một mao khổng (lỗ chân lông) có vô lượng cõi Phật trang nghiêm thanh tịnh rộng sâu an lập là vậy.
7. Nhân đà la võng pháp giới môn: nhân đà la dịch là thiên chúa tức là ông Thiên Đế thích. Ông ấy có lưới ngọc châu mà mỗi hạt ngọc châu ấy lại hiện ra hết thảy hình ảnh ngọc châu, đây là các mảnh hiện của trùng ấn thứ nhất. Hết thảy hình ảnh ngọc châu hiện trong mỗi hạt châu và hình tượng đều hiện trong mỗi hạt châu, đây là hình ảnh hiện lần thứ hai, trùng trùng ảnh hiện như thế mà vô cùng vô tận, mỗi một vi trần trong pháp giới lại hiện ra vô biên cõi, ở trong sát hải lại có vi trần, mỗi một vi trần hiện sát hải (nhiều cõi), như thế trùng trùng vô tận cũng như bóng sáng lưới ngọc châu của ông Thiên Đế Thích nên gọi là Nhân đa la võng pháp giới môn.
8. Thác sự hiện pháp sinh giải môn: nghĩa là tạm mượn một sự một lý để đủ lấy biểu hiện pháp môn vô tận, khiến cho sinh tín giải nên gọi là Thác sự hiện pháp sinh giải môn.
9. Thập thể cách pháp dị thành môn: là trên không gian thị hiện tướng viên dung vô ngại. Thập thể là ba đời: quá khứ, hiện tại, tương lại, mà mỗi một đời trong ba đời ấy lại có ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai nữa tức là chín đời (cửu thế), chín đời tương tức tương nhập, tổng làm một đời cộng thành mười đời ( thập thể). Cũng như trong giấc mộng hiện ra chuyện mười năm và trái lại mười năm sự việc hiện ra trong giấc mộng, ấy là thập thế cách pháp dị thành môn.
10. Chủ bạn viên mnh cụ đức môn: các pháp trong mười phương ba đời thành một đại duyên khởi, thời khi một pháp sinh, các pháp cũng tùy theo sinh. Một pháp làm chủ, các pháp làm bạn, một pháp đã như thế thì các pháp khác cũng vậy, một pháp được viên môn đầy đủ hết thảy công đức như mặt trăng tròn sáng làm chủ, các ngôi sao vây quanh là bạn, nên gọi là chủ bạn viên minh cụ đức.
Thập chủng huyền môn trên đều đầy đủ ở trong một vị trần (hạt bụi) như thế thì mười phương thế giới và các vị trần khác cũng đều đầy đủ. Thập huyền môn cũng gọi là vô tận duyên khởi pháp môn.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với THẬP HUYỀN DUYÊN KHỞI tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận