Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN theo từ điển Phật học như sau:
THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN
Vô minh: Hiểu sai sự lý, do đó mà có
Hành: Là hành động tạo nghiệp
Thức: Thần thức đi vào thai mẹ.
Danh sắc: Hình hài mới tượng ra trong bụng mẹ nhưng chưa đầy đủ sáu căn.
Lục nhập: Khi lục căn đầy đủ sắp ra ngoài bào thai (sắp chào đời)
Xúc: Ra khỏi thai mẹ sáu căn bèn tiếp xúc với sáu trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp)
Thọ: Do tiếp xúc với ngoại cảnh nên tâm thức cảm thọ sự vui sướng hay khổ não.
Ái: Do cảm xúc thích thú mà sanh tâm ưa thích say đắm đam mê.
Thủ: Do ưa thích, đam mê mà sanh đắm trước ôm giữ chấp lấy đối với trần cảnh.
Hữu: Do chấp trước nên tạo tạc nhân hiện tại mà chịu quả báo đời sau.
Sanh: Thọ sanh thân ngũ uẩn ở đời vị lai.
Lão, tử: Thân ngũ ấm đời vị lai phải chịu sự già và chết chi phối.
– Trong 12 nhân duyên trên hai chi đầu là vô minh và hành thuộc nhân quá khứ, liên tiếp năm chi kế (thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ) là quả hiện tại. Ba chi kế nữa (ái, thủ, hữu) là nhân đời hiện tại và hai chi cuối (sanh, lão tử) là quả vị lai. Do gây nhân quá khứ mà chịu quả hiện tại, rồi gây nhân hiện tại chịu quả vị lai, do luân chuyển mãi như thế cho nên vòng luân hồi sanh tử không bao giờ chấm dứt. Thế nên người ta ví 12 nhân duyên giống như sợi dây móc xích nhưng hành giả dùng trí tuệ phá trừ vô minh (là chi quan trọng nhất trong 12 chi nhân duyên) thì sợi dây móc xích sanh tử sẽ bị tan rã, chứng nhập đạo quả không còn tái sanh trở lại.
Hành giả tu Thập nhị nhơn duyên tức là tu pháp sanh diệt Nhị quán. Tu “sanh diệt nhị quán” nghĩa là tu “sanh quán” (quán tưởng về sự sanh) tu “Diệt quán” (quán tưởng về sự hoại diệt) (xem sanh diệt nhị quán).
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận