Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ THẬP NHƯ BIỆT GIẢI trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ THẬP NHƯ BIỆT GIẢI theo từ điển Phật học như sau:
THẬP NHƯ BIỆT GIẢI
Nay ở trong bốn loại biệt giải, chỉ rõ tướng của ba loại thập như của Địa ngục giới, Nhân giới và Phật giới.
A. Thập như thị của Địa ngục giới.
1. Tướng như thị: kẻ ác hiện rõ tướng trước là sau này sẽ bị đọa xuống địa ngục, tuy hàng phàm phu không biết, nhưng mắt của Phật Bồ Tát thì có thể thấy được.
2. Tính như thị: kẻ chuyên tập điều ác, thì sự huân tập ấy dường như sinh ra đã thành, nên thay đổi là khổ.
3. Thể như thị: “Tồi triết sắc tâm thô ác để làm thể chất”, có nghĩa là bị đọa vào địa ngục làm thể thân tâm hoang ác bị ngục tốt trừng phạt.
4. Lực như thị: “Địa ngục có tác dụng bắt tội nhân phải trèo lên đao kiếm”, tức là ở địa ngục có lực dụng rạch thân xé xác, kẻ tội nhân phải trèo lên núi kiếm rừng đao.
5. Tác như thị: tức là “cấu tạo kinh dinh”, có nghĩa là ba nghiệp Thân Khẩu Ý tạo ác.
6. Nhân như thị: có nghĩa tập nhân ác.
7. Duyên như thị: có nghĩa là trợ duyên ác.
8. Quả như thị: có nghĩa là sự ác quen nếp thời quá khứ cũng vẫn có thể khởi lên khi đã bị thụ thân địa ngục.
9. Báo như thị: tức là “nỗi khổ của cột đồng giường sắt”.
10. Bản mạt cứu kính đẳng: có nghĩa là tướng như vậy, báo như vậy, đều là không đế. Cho nên nói là Đẳng
B. Thập như của nhân giới (cõi người)
Tướng như thị: tức là “tướng biểu thanh thăng”, có nghĩa là so sánh với sự trầm luân của bốn nẻo ác thì đặc biệt thanh tịnh, có tướng lên cao.
Tính như thị: là “tính giác bạch pháp”, ý nói thiện pháp trong trắng trở thành tính của con người.
Thể như thị: tức là “thân tâm an lạc”, có nghĩa là trái với khổ báo của ba đường, thân tâm được yên ổn khoái lạc.
Lực như thị: tức là “kham nhận thiện khí”, có nghĩa là dáng làm khí cụ để siêng làm điều thiện.
Tác như thị: tức là “tạo hai nghiệp thiện Chỉ Hành” có nghĩa là làm hai điều thiện Chỉ Ác Hành Thiện.
Nhân như thị: tức “Nhân là bạch nghiệp”, ý nói thành tựu thiện nhân thanh bạch.
Duyên như thị: tức “tác nhân ngã, ngã sở”, có nghĩa là cái ta cùng những điều suy nghĩ của ta có thể làm được điều thiện. Đó là duyên bạch thiện.
Quả như thị: là “Nhân vận tu thiện tâm sinh”, có nghĩa là nương vào dụng tập tập thiện từ trước tới này mà tự nhiên sinh thiện tâm.
Báo như thị: là tự nhiên ái lạc. Có nghĩa là tự nhiên được hưởng thú sự khoái lạc của cái quả được làm người.
Bản mạc cứu kính: như địa ngục giới nói trên.
C. Thập như thị của Phật giới thì “Mười Pháp của Thập giới đều thâu tóm vào sự phân biệt của Trung đạo”. Ý nói: Trung đạo là các thể của Phật giới. Đây tuy là một Trung đạo nhưng nhân nghĩa lý trái nhau.
Tướng như thị: là nhân duyên Phật tính, là ngoại tu vạn hạnh.
Tính như thị: là Liễu nhân Phật tính, là nội sinh chân trí.
Thể như thị: là chính Nhân Phật tính, là Chân như Phật giới.
Lực như thị: là sơ phát Bồ Đề tâm vượt lên Nhị thừa là lực, là Phát Bồ Đề tâm.
Tác như thị: là tứ hoằng thệ nguyện.
Nhân như thị: là trí tuệ trang nghiêm.
Duyên như thị: là phúc đức trang nghiêm.
Quả như thị: là vô thượng Chính giác nhất niệm tương ứng, đại giác sáng tỏ.
Báo như thị: là đại bát Niết Bàn Tam đức bi mật tạng.
Bản mạt cứu kính đẳng: là thể bình đẳng của Tam đế Pháp giới.
(Theo TĐPH HV)
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với THẬP NHƯ BIỆT GIẢI tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận