Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ THẬP NHỨT KHÔNG trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ THẬP NHỨT KHÔNG theo từ điển Phật học như sau:
THẬP NHỨT KHÔNG
Thập nhứt không là mười một cảnh không, mười một lẽ không. Các pháp đều do nhân duyên hòa hợp mà thành ra vốn chẳng có cái thể chân thật, cho nên kêu là không, mười một cảnh không bao gồm:
Nội không: Trong là không, sáu căn ở nơi mình là không, cái thân mình là không thật.
Ngoại không: Ngoài là không, sáu trần ở ngoài mình là không, mọi vật ở ngoài cái thân là không thật
Nội ngoại không: Trong và ngoài đều không sáu căn, trong sáu trần ngoài đều không có cái thể chân thật.
Hữu vi không: Sự cố ý làm, các việc có tướng là không, vì do nhân duyên tạm hợp mà thôi.
Vô vi không: Việc làm không dụng ý, việc làm chẳng do nhân duyên vẫn là không, chẳng có cái thể chân thật.
Vô thủy không: Cái nhơn duyên không biết đâu là trước hết vốn là không
Tánh không: Tánh là không
Vô sở hữu không: Không có gì hết là không
Đệ nhứt nghĩa không: Nghĩa Niết Bàn giải thoát của Đại thừa vẫn là Chơn không, Trung đạo chẳng thấy không cũng chẳng thấy có.
Không không: Không là không, hết thảy các pháp đều là không, cái không ấy cũng là không
Đại không: đối với Tiểu thừa là Thiên không, Đại thừa cứu cánh là không tịch, cũng là không nên kêu là Đại không vậy, mười phương trong không gian to lớn vô tận cũng là không, nên cũng kêu là Đại không.
Kinh Niết Bàn quyển 25: Nghe pháp tức là nghe giảng về Thập nhứt không, mình nương theo mười một lẽ không ấy đối với tất cả các pháp mình chẳng tạo ra tướng mạo (mình chẳng chấp có tướng thiệt).
(Theo PHTĐ của Đoàn Trung Còn)
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với THẬP NHỨT KHÔNG tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận