Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ THẬP TAM NẠN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ THẬP TAM NẠN theo từ điển Phật học như sau:
THẬP TAM NẠN
Thập tam nạn là mười ba nạn nếu người nào mắc phải thì không được thụ giới Tỳ Kheo
Biên tội nạn: Người trước khi thụ Cụ túc giới mà phạm vào bốn tội ba-la-di, đó thuộc về bên ngoài Phật pháp, nên gọi là Biên tội.
Phạm Tỳ Kheo Ni: Vị Tỳ Kheo Ni khi chưa xuất gia đã phạm tịnh giới.
Tặc tâm thụ giới: Người khi chưa xuất gia hoặc khi là Sa di, nghe trộm người khác thuyết giới yết ma, rồi nói dối mình là Tỳ Kheo.
Phá nội ngoại đạo: Người vốn là ngoại đạo đến tu theo Phật pháp, sau khi thụ Cụ túc giới, quay lại về bản đạo, rồi bây giờ lại quay lại thụ giới. Như vậy là phá hoại cả hai bên và là chí tính bất định.
Hoàng môn ngũ chủng bất nam: (không phải là nam giới)
Sát phụ (giết cha)
Sát mẫu (giết mẹ)
Sát A La Hán (giết A La Hán)
Phá tăng: Nhà sư phá pháp luân, nếu phá yết ma thì gọi là hạng phi nạn.
Xuất Phật thân huyết (làm thân Phật chảy máu)
Phi nhân nạn: Những loại quỉ thần ở tám bộ, biến hóa thành hình người.
Súc sinh nạn: Hạng súc sinh biến thành người
Nhị hình nạn: Hạng người có đủ cả hai căn, nam căn và nữ căn.
Nạn là cái ác tự tính không phải là căn tính thụ Cụ túc giới nên gọi là nạn.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với THẬP TAM NẠN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận