Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ THẤT CHỦNG BẤT TỊNH trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ THẤT CHỦNG BẤT TỊNH theo từ điển Phật học như sau:
THẤT CHỦNG BẤT TỊNH
Thất chủng bất tịnh là bảy món không trong sạch, thanh tịnh, sanh ra lòng tham trước thân xác giữa người và mình.
Chủng tử bất tịnh: Hạt giống chẳng sạch, cái nghiệp nhơn phiền não là hạt giống bên trong, cái thể xác của cha mẹ là hạt giống bên ngoài đều là chẳng sạch.
Thọ sanh bất tịnh: Thọ sanh chẳng sạch, cha mẹ giao cấu, huyết đỏ, huyết trắng hòa hợp chẳng sạch.
Trụ xứ bất tịnh: Nơi ở chẳng sạch, mười tháng trong thai mẹ là nơi ở hôi hám chẳng sạch.
Thực hám bất tịnh: Ăn uống chẳng sạch, ở trong thai mẹ ăn uống cái chất chẳng sạch của huyết mẹ ở trong thai.
Sở sanh bất tịnh: Lúc sanh chẳng phải sạch, mười tháng đã mãn, thai nhi chào đời từ nơi hôi hám bất tịnh mà ra.
Cử thế bất tịnh: Tất cả thân thể chẳng sạch, phiá trong lớp da mỏng của cơ thể các chất hòa hợp đều là vật dơ bẩn.
Cứu cánh bất tịnh: Rốt cuộc chẳng sạch nghiệp hiện đời hết, bỏ xác ra đám mồ, thân thể bị hoại thối nát là bất tịnh
(Theo PHTĐ của Đoàn Trung Còn)
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với THẤT CHỦNG BẤT TỊNH tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận