Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ THẤT CHỦNG LỄ PHẬT trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ THẤT CHỦNG LỄ PHẬT theo từ điển Phật học như sau:
THẤT CHỦNG LỄ PHẬT
Thất chủng là bảy cách lễ Phật được Tam Tạng Lặc Na Ma Đề ở Trung Ấn vào Trung Quốc, trong đó hai cách lễ đầu là chỉ cho tính chất không đúng của loài người lễ bái, còn năm cách sau chỉ cho sự đúng pháp của người lễ bái, đã đem hết tâm qui hướng Phật, bảy cách lễ Phật bao gồm như sau:
Ngã mạn lễ: Là người tuy ngoài thân lễ Phật, nhưng trong tâm lại ngã mạn, không có thực tâm cung kính.
Cầu danh lễ: Còn gọi là xướng hòa lễ, là người lễ Phật vì cầu danh dự mà tu hành, không có thực tâm thâm trọng.
Thân tâm cung kính lễ: Là người lễ Phật miệng thì xướng danh hiệu Phật thân hết sức ân cần cung kính cúng dường, tâm tưởng nhớ tướng hảo của tất cả các công đức của chư Phật.
Pháp trí thanh tịnh lễ: Người lễ Phật quán tưởng thân tâm mình cùng với các pháp xưa nay chẳng lìa pháp giới. Chư Phật chẳng lìa tâm ta, tâm ta chẳng lìa chư Phật, tức tâm tức Phật, thể tâm bình đẳng vốn không thêm không bớt.
Thâm nhập pháp giới lễ: Nay lễ một vị Phật tức lễ khắp chư Phật. Giống như người vào trong phòng có treo trăm ngàn tấm gương thì tất cả gương đều hiện bóng người ấy, không có gương nào mà chẳng chiếu, ảnh nào mà chẳng hiện. Như thế mà chánh quán qui về pháp giới công đức Phật vô biên.
Chánh quán tự thành lễ: Người lễ Phật nhiếp tâm chánh niệm lễ bái đối trước thân Phật, mà cũng lễ Phật tự tâm mình.
Thật tướng bình đẳng lễ: Người lễ Phật trước ở trong chánh quán, cũng còn có lễ có quán, có tự, có tha. Nay một lễ dứt bặt tự tha, phàm Thánh đồng một thể: Nhất tâm chơn như.
Thời đức Phật còn tại thế, khi người ta lễ bái thì quì mọp đầu dưới chân Phật, ấy là đảnh lễ hoặc người ta đi quanh Phật ba vòng, theo tay mặt, ấy gọi là “hữu nhiễu tam tạp”. Bây giờ Phật nhập diệt như muốn lễ Phật thì lên đại điện lễ Phật (hoặc tháp Phật) tức lễ tượng cốt Phật thì thân đảnh lễ miệng xướng danh hiệu Phật, tâm tưởng có Phật trước mặt.
Còn lễ sám mà người ta gọi là lễ Phật sám hối. Đối trước Tam bảo lạy và tỏ lòng ăn năn những tội lỗi mà mình đã phạm từ đời vô thủy đến nay, và quyết không tạo tội lỗi nữa. Hoặc khi vừa mới tạo tội lỗi nào, tự mình đến bạch Thầy và đối trước tượng Phật làm lễ và nguyện chẳng phạm tội ấy nữa, cũng kêu là lễ sám vậy.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với THẤT CHỦNG LỄ PHẬT tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận