Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ THẤT CHỦNG NHỊ ĐẾ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ THẤT CHỦNG NHỊ ĐẾ theo từ điển Phật học như sau:
THẤT CHỦNG NHỊ ĐẾ
Thất chủng nhị đế là bảy loại định nghĩa về nhị đế có phần khác nhau về chân đế (nghĩa lý căn bản về chân đế) tục đế, nghĩa là căn bản làm phương tiện giảng nói của các tông phái Phật giáo, bao gồm:
Theo Tạng giáo cho rằng: Năm ấm, mười tám giới, sáu nhập là thật pháp mà lập nên sum la vạn tượng gọi là Tục đế. Tức Tục đế thừa nhận các pháp là thật có sanh, thật có diệt. Đến khi khế hội được lý Trung đạo dứt bỏ Tục đế gọi là Chân Đế.
Cho nên nhị đế của Tam Tạng Giáo còn gọi là “Thực Hữu Nhị Đế” hay “ Sanh Diệt Nhị Đế”.
Theo Thông giáo cho rằng: Do duyên hòa hợp nên giả có. Làm Tục đế và giả có tức không làm Chơn đế. Như vậy Tục đế của Thông giáo chẳng thừa nhận thật có sanh, thật có diệt, nên Tục đế và Chơn đế của Thông giáo là “Vô sanh diệt nhị đế”
Theo Biệt giáo giao tiếp với Thông giáo: Lấy pháp huyễn hữu (giả có) của Thông giáo làm Tục đế, rồi lấy lý Đãn trung (chỉ có Trung đạo giả có tực không, nhưng chẳng phải không) của Biệt giáo làm Chơn đế, hai đế này còn gọi là “Đơn Tục Phức Chân Đế” hay “Huyễn Hữu Không Bất Không Nhị Đế”
Theo Viên giáo tiếp của Thông giáo: Lấy giả có của Thông giáo làm Tục đế. Lý Bất Đãn Trung (nghĩa là không chỉ có Trung đạo tức nhất tâm Tam quán, gồm đủ ba là không, giả, Trung) làm Chân đế, nói cách khác: Tức giả có tức không, nhưng chẳng phải là không, tức tất cả pháp đều hướng về cái chân thật không mà chẳng phải không làm Chân đế.
Theo Biệt giáo: Lấy duyên hợp nên giả có, vì giả có nên tức không làm Tục đế. Lấy trung đạo là chẳng có, chẳng không, chẳng phải có, chẳng phải không làm Chân đế.
Theo Viên giáo tiếp xúc với Biệt giáo: Lấy “Duyên hợp giả có nên tức không” của Biệt giáo làm Tục đế, lấy Trung đạo chẳng có, chẳng không, chẳng phải có, chẳng phải không và Bất Đãn Trung là tất cả pháp đều hướng về cái chân thật không, chẳng phải không làm Chân đế.
Theo Viên giáo: Lấy “Giả có, vì giả có nên tức không” làm Tục đế, lấy tất cả các pháp hướng về có, về không, hướng về chẳng có chẳng không làm Chân đế.
(Theo PHDS của Như Thọ – Nguyên Liên)
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với THẤT CHỦNG NHỊ ĐẾ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận