Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ THẤT CHỦNG VÔ THƯỜNG trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ THẤT CHỦNG VÔ THƯỜNG theo từ điển Phật học như sau:
THẤT CHỦNG VÔ THƯỜNG
Thất chủng vô thường là bảy món vô thường Kinh Lăng Già nói rằng tất cả luận thuyết ngoại đạo chủ trương có bảy vô thường và chúng không phải là Phật pháp bao gồm:
Tác xả vô thường: Là chủ trương tứ đại (đất, nước, gió, lửa) tạo sắc (vạn hữu) tạo rồi bỏ, cho nên vạn hữu là vô thường.
Xứ hoại là vô thường: Xứ là hình trạng của sắc pháp (vạn hữu) ngoại đạo chủ trương, tứ đại tạo sắc rốt ráo thì tứ đại chẳng hoại, chì có hình tướng trạng thái dài ngắn… sanh diệt của sắc pháp là vô thường.
Sắc tức vô thường: Là chủ trương sắc pháp tức vô thường Phật phản bác tướng trạng này (hình thái) của sắc pháp biến hoại vô thường (còn thể tánh của sắc pháp đồng với chơn như)
Chuyển biến vô thường: Là chủ trương tứ đại tạo sắc là thường trụ, chỉ có sự chuyển biến sắc pháp là vô thường.
Tánh vô thường: Ngoại đạo chấp tự tánh vô thường còn chẳng bị hoại, tuy tánh này chẳng bị hoại, nhưng hay hoại diệt tất cả các pháp, khiến các pháp vô thường, cũng như cây gậy có thể đập phá ngói đá và các vật khác, nhưng bản thân nó chẳng bị hoại diệt.
Tánh vô tánh vô thường: Chủ trương đặc tánh của tứ đại là tánh không có tự tánh nên các tướng năng tạo và sơ tạo từ tứ đại đều biến hóa do vậy vạn hữu là vô thường.
Bất sanh là vô thường: Chủ trương tất cả các pháp từ xưa đến nay chẳng sanh và chẳng diệt nên vạn hữu, vạn pháp là vô thường, Phật phản bác luận thuyết này vì rằng cái chẳng sanh là không có, huống là có cái sanh diệt do vậy dù tạm coi là vô thường nhưng thật chảng thành vô thường.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với THẤT CHỦNG VÔ THƯỜNG tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận