Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ THÍCH CA MÂU NI trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ THÍCH CA MÂU NI theo từ điển Phật học như sau:
THÍCH CA MÂU NI
THÍCH CA MÂU NI; S. Sakya-muni
Tên vị Phật thời hiện tại. Phật Thích Ca nguyên là Thái tử Sidharta (Hán dịch âm là Tất Đạt Đa), con vua Suddhodhana (Hán dịch âm là Tịnh Phạn), trị vì một vương quốc nhỏ mà thủ đô là Kapilavastu (Hán dịch âm là Ca Tỳ La Vệ), gần biên giới Nêpan-Ấn Độ hiện nay. Đức Phật đảng sinh vào một ngày rằm tháng 4 âm lịch, tức tháng 5 năm 624 TCN. Năm 29 tuổi xuất gia và năm 36 tuổi thành đạo. Sau 29 năm thuyết pháp độ sinh, đức Phật nhập Niết Bàn năm 80 tuổi, tại khu rừng Kushinagara, vào một ngày rằm, năm 543 TCN.
Thích Ca, Hán dịch là năng, năng lực. Mâu Ni cũng gọi là Văn Ni dịch là trầm mặc, yên lặng, nhân từ, nhẫn nhục, hoàn thiện. Có thể dịch là năng nhân, là nhân từ. Năng tịch là ưa vắng lặng.
Theo âm lịch thì Phật Thích Ca đản sinh vào đúng ngày mồng tám tháng tư năm thứ 9 đời vua Trang Vương nhà Chu ở Trung Quốc. Do đó, mà trong một thời gian lịch sử lâu dài, các nước theo Phật giáo Bắc tông đều lấy ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch hàng năm làm ngày lễ Phật đản. Nhưng vì theo Phật giáo sử các nước Nam tông, đức Phật đản sinh vào ngày rằm trăng tròn, cho nên để thống nhất, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng lấy ngày rằm cùng tháng này làm ngày Phật đản. Tuy nhiên, theo truyền thống, ở các chùa ở Bắc và Trung Việt Nam, có thể nói lễ Phật đản đã bắt đầu từ ngày mồng 8 tháng 4 với nhiều lễ hội.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với THÍCH CA MÂU NI tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận