Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ THỨC trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ THỨC theo từ điển Phật học như sau:
THỨC
THỨC; S. Vijnana; A. Understanding, perceiving.
Khả năng hiểu biết, phân biệt. Sách Hán thường dịch là liễu biệt.
Phật giáo Nam tông chỉ nói tới sáu thức: 1. Nhãn thức (thức của mắt); 2. Nhĩ thức (thức của tai); 3. Tỵ thức (thức của mũi); 4. Thiệt thức (thức của lưỡi); 5. Thân thức (thức của thân); 6. Ý thức (thức dựa vào ý căn để phân biệt tất cả các pháp). Về sau, Đại thừa giáo lập thêm hai thức nữa là Thức thứ bảy, gọi là Thức Mạt Na và Thức thứ tám gọi là Thức A Lại Gia. Thức A Lại Gia cũng gọi là Tạng thức vì nó tạng trữ ở trong nó “hạt giống” (chủng tử) nhân, quả của mọi ý nghĩ, lời nói và hành vi của chúng sinh. Công năng của Thức A Lại Gia hết sức to lớn. Không có nó, thậm chí cả môi trường sống của chúng ta, cái thường được gọi là y báo, cũng không tồn tại được.
Trong kinh Đại Phương Tiện (Trường A Hàm I), Phật nói “Thức nhập thai mẹ”, chính là nói Thức A Lại Gia này.
“Này A Nan, nhân có thức mà có danh sắc, là thế nào? Là giả sử thức không nhập thai mẹ thì có danh sắc không?”
Trong kinh Đại Duyên thuộc Trường Bộ Kinh của Phật giáo Nam tông cũng có câu tương tự:
“Này A Nan, nếu thức không đi vào bụng của người mẹ, thời danh sắc có thể hình thành trong bụng bà mẹ hay không?”
Chính vì vậy mà Thức A Lại Gia còn có tên Kiết Sinh Thức.
Còn Thức Mạt Na chỉ có công năng chấp thức A Lại Gia là ngã và làm chỗ dựa cho ý thức hoạt động.
THỨC XỨ
Cấp thiền thứ hai của Vô Sắc. Cg, Thức vô biên xứ. Sách Hán viết tắt là Thức xứ.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với THỨC tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận