Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TÍCH MÔN THẬP DIỆU trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TÍCH MÔN THẬP DIỆU theo từ điển Phật học như sau:
TÍCH MÔN THẬP DIỆU
TÍCH MÔN THẬP DIỆU
Tích môn thập diệu tức là mười sự huyền diệu. Trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, 14 phẩm đầu từ “Phẩm tựa cho đến phẩm An Lạc Hạnh kêu là Tích môn”, có đủ mười sự huyền diệu nên gọi là Tích môn Thập diệu. Bao gồm như sau:
1. Cảnh diệu: Tức là lý cảnh, chỉ thập như thị đăng cảnh. Tâm Phật và chúng sanh tâm vô sai biệt bất khả tư nghì. Đây có sáu cảnh:
a. Cảnh thập nhị nhơn duyên.
b. Cảnh thập như
c. Cảnh tứ đế
d. Cảnh nhị đế
e. Cảnh tam đế
g. Cảnh nhất thừa.
2. Trí diệu: Trí tức là trí toàn cảnh mà khởi lên, vì cảnh diệu nên trí cũng diệu theo, hòm nắp khớp nhau bất khả tư nghì.
3. Hành diệu: Hành tức là hành sở tu, diệu trí dẫn đạo hành nên cũng theo đó mà diệu bất khả tư nghì.
4. Vị diệu: Vị tức là địa vị mà chư hành đã trải qua, từ thập trụ cho đến thập địa vì hạnh diệu nên vị sở chứng cũng diệu bất khả tư nghì.
5. Tam pháp diệu: Tam pháp tức là ba pháp: Chân tánh, Quán chiếu, Tư thành. Thân thánh là lý, Quán chiếu là huệ, Tư thành là định. Ba pháp này là những pháp Phật chứng được diệu bất khả tư nghì.
6. Cảm ứng diệu: Cảm chỉ chúng sanh, ứng tức chư Phật, ý nói chúng sanh có thể cảm ứng Phật bằng viên cơ, còn Phật ứng lại bằng diệu ứng, như nước chẳng lên trên, trăng chẳng xuống dưới mà mặt trăng hiện khắp ở nhiều nước, thế là diệu bất khả tư nghì.
7. Thần thông diệu: Sự hiển ứng vốn không mưu tính sẵn có của Như Lai, thích hợp với thiện quyền phương tiện cơ nghi, biết hiện tại là diệu bất khả tư nghì.
8. Thuyết pháp diệu: Thuyết pháp thiên viên, Đại Tiểu thừa khiến chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật, đó là diệu bất khả tư nghì.
9. Quyến thuộc diệu: Phật xuất thế vì các vị đại Bồ Tát ở mười phương đều tới lui tán trợ giúp đỡ, có vị dùng thần thông mà đến sanh, có vị dùng nguyện xưa mà đến, có vị vì ứng hiện mà đến, đều gọi là quyến thuộc, và đều là diệu bất khả tư nghì.
10. Lợi ích diệu: Phật thuyết Pháp tất cả chúng sanh đều khai mở bản tánh, được nhập vào tri kiến Phật địa, nhờ đó mà được lợi ích, lợi ích đó đều diệu bất khả tư nghì.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TÍCH MÔN THẬP DIỆU tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận