Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TỊNH ĐỘ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TỊNH ĐỘ theo từ điển Phật học như sau:
TỊNH ĐỘ
TỊNH ĐỘ
Cõi nước trong sạch (cõi Phật).
“Tịnh độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương.”
(Trần Nhân Tông – Cư Trần Lạc Đạo)
TỊNH ĐỘ TÔNG
Pháp môn tu hành, niệm danh hiệu Phật, quán tưởng thân tướng và công đức Phật để cầu vãng sinh về cõi Phật. Ở Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam, pháp môn Tịnh độ phổ biến nhất là pháp môn niệm danh hiệu Phật A Di Đà để cầu vãng sinh về cõi Cực Lạc phương Tây của Phật A Di Đà.
TỊNH ĐỘ YẾU NGHĨA
Tên cuốn sách lý luận Phật giáo, do Thiền sư Chân Nguyên viết bằng văn Nôm. Nội dung giải thích cơ sở lý luận của phép tu Tịnh độ. Cuốn sách gồm sáu phần. Đặc sắc của cuốn sách là giải thích Tịnh độ không phải là cõi thế nào khác ở phương Tây, mà chính là cõi này nếu người tu hành, nhờ công phu niệm Phật mà dứt được ba nghiệp ác về ý, lời nói và thân.
“Tịnh độ rõ rằng ở trước mắt,
Tây phương không nhọc tới khoảnh khắc.”
(Chân Nguyên)
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TỊNH ĐỘ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận