Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TỔ SƯ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TỔ SƯ theo từ điển Phật học như sau:
TỔ SƯ
TỔ SƯ
Người khai sáng một tông, một phái (Khai Tổ) hoặc người truyền thừa giáo pháp của Phật (Liệt Tổ). Khai Tổ có Tông Tổ và Phái Tổ khác nhau, chẳng hạn như thông thường tôn xưng ngài Bồ- đề- đạt- ma là Tông Tổ của Thiền Tông, ngài Nghĩa Huyền, Lương Giới theo thứ lớp là Phái Tổ của tông Lâm Tế, tông Tào Động. Các tông phái Phật giáo đều coi trọng sự truyền thừa cho nhau giữa các Tổ, chẳng hạn như Thiền Tông có 28 vị Tổ Tây Thiên, 6 vị Tổ Đông Độ, tông Thiên Thai có 9 vị Tổ, 17 vị Tổ Đông Độ, tông Hoa Nghiêm có 5 vị Tổ, 7 vị Tổ, 10 vị Tổ, tông Chân Ngôn có 8 vị Tổ, tông Tịnh Độ có 5 vị Tổ, 16 vị Tổ… Còn người Nhật thì tôn xưng ngài Nguyên Không là Tông Tổ tông, Tịnh Độ, ngài Chứng Không là Phái Tổ phái Tây Sơn. Tông Tịnh Độ, Nhật Bản tôn ngài Thiện Đạo là Cao Tổ, ngài Nguyên Không là Nguyên Tổ; Tịnh Độ Chân Tông ở Nhật Bản tôn ngài Nguyên Không là Nguyên Tổ, ngài Thân Loan là Tông Tổ hoặc Cao Tổ; tông Nhật Liên ở Nhật Bản tôn xưng ngài Nhật Liên là Cao Tổ. Ngoài ra, đối với Ngũ Tổ, Thất Tổ, Cửu Tổ… và các Tổ sư quan trọng thuộc giáo hệ của các ngài thìđặc biệt được tôn sùng. Ngôi nhà thờ tượng Tổ sư gọi là Tổ sư đường, gọi tắt là Tổ đường. Tác phẩm của Tổ sư gọi là Tổ thư, Tổ điển. Ngọn núi nơi Tổ sư cư trú gọi là Tổ sơn.
Theo : Thích Thị Yếu Lãm, thượng; Phật Tổ Thống Kỷ; Loại Tụ Danh Vật Khảo 23.
Theo từ điển Phật học Huệ Quang
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TỔ SƯ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận