Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TỘI trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TỘI theo từ điển Phật học như sau:
TỘI
TỘI
Hành vi xấu trái với đạo lý, xúc phạm giới điều, chiêu lấy quả báo khổ đau gọi là Tội, nhưng đại khái ác hạnh (nghiệp) do thân thể, ngôn ngữ, ý chí (tức thân, khẩu, ý) gây ra được gọi là tội nghiệp.
Tội là hành vi xấu ác, nên gọi là Tội ác, vì tội làm chướng ngại Thánh đạo nên gọi là Tội chướng; vì tội thuộc về hành vi ô uế nên gọi là Tội cấu. Lại do hành vi Tội có công năng chiêu lấy quả báo khổ đau nên còn gọi là Tội báo. Hành vi này là cội gốc của tội báo nên cũng gọi là Tội căn.
Tội có Ngũ nghịch tội và Thập ác tội, gọi chung là Nhị tội. Hành vi tội ác thuộc về mặt bản chất gọi là Tánh tội; còn về mặt bản chất không có tội ác đáng nói, chỉ vi phạm giới cấm do Phật chế thì gọi là Già tội.
Theo Luận Tát- bà- đa Tỳ- ni Tỳ- bà- sa 2, y cứ vào tính chất nặng, nhẹ khác nhau, tất cả tội mà Tỳ- kheo, Tỳ- kheo- ni phạm được chia thành 5 thiên là :
1. Tội Ba- la- di : Gồm 4 giới trọng cấm là dâm, đạo, sát, vọng.
2. Tội Tăng tàn : Gồm 13 việc như cố làm xuất tinh.
3. Tội Ba- dật- đề : Gồm 30 việc xả đọa và 90 đơn đọa.
4. Tội Đề- xá- ni: Gồm 4 vệc, chẳng hạn như thọ thực chốn lan- nhã.
5. Tội Đột- cát- la : Chia làm 2 loại là 100 Pháp Chúng học và 7 pháp Diệt tránh.
Ngoài ra, theo thuyết của Luận Đại tỳ- bà- sa 116, trong 3 nghiệp thân, khẩu, ý thì điều ác của ý nghiệp là tội nặng nhất trong tất cả phiền não thì tà kiến là tội nặng nhất, trong tất cả ác hạnh thì tội phá hòa hợp tăng là nặng nhất.
Theo : Kinh Phạm Võng, hạ; Luân Du- già-sư- địa 99; Luận Câu- xá 18; Luận Đại Trí Độ 1.
Theo từ điển Phật học Huệ Quang
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TỘI tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận