Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TRẦN NHÂN TÔNG trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TRẦN NHÂN TÔNG theo từ điển Phật học như sau:
TRẦN NHÂN TÔNG
TRẦN NHÂN TÔNG
Vua nhà Trần, có công lớn đối với Tổ quốc và dân tộc, đã chỉ đạo đánh bại giặc Nguyên xâm lược và có công rất lớn đối với Phật giáo Việt Nam. Sau khi dẹp xong giặc Nguyên, vua truyền ngôi cho con, còn mình thì rút lui vào núi Yên Tử, lấy pháp hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng, lập ra thiền phái thứ tư của Việt Nam gọi là thiền phái Trúc Lâm. Chính vua Trần Nhân Tông là sơ Tổ của thiền phái Trúc Lâm này. Vua Trần Nhân Tông tuy đã xuất gia tu hành nhưng không phải sống lánh một nơi tại núi Yên Tử mà ông đi khắp mọi nơi trong nước, mở lớp học giảng kinh kệ, giảng đạo đức sống, tuyên truyền chống mê tín dị đoan v.v…
Trước khi mất tại am Ngọa Vân, trên núi Yên Tử và truyền tâm ấn cho người học trò thân cận của mình là Pháp Loa, Pháp Loa trở thành Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TRẦN NHÂN TÔNG tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận