Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TỨ AN LẠC HÀNH trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TỨ AN LẠC HÀNH theo từ điển Phật học như sau:
TỨ AN LẠC HÀNH
TỨ AN LẠC HÀNH
Tứ an lạc hành là bốn việc làm an vui, trong Kinh Pháp Hoa phẩm An Lạc Hành có bốn việc làm an vui, bao gồm :
1. Thân an lạc hành : (việc làm về thân an vui) nghĩa là thân mình nên lìa xa 10 việc sau : 1. Hào thế, 2. Phép tà của thần, 3. Chơi giỡn chuyện hung hiểm, 4. Làm nghề ác, 5. Chúng nhị thừa, 6. Dục tưởng, 7. Năm thứ người bất nam, 8. Chỗ nguy hại, 9. Việc chế nhiếp hiềm thù, 10. Nuôi dưỡng đệ tử Sa Di nhỏ tuổi và con nít.
Thân mình đã xa lìa 10 việc trên thường an vui tọa thiền, tu nhiếp cái thân của mình.
2. Khẩu an lạc hành : (Việc làm về miệng an vui) Nghĩa là nên xa lìa bốn thứ lời nói này : 1. Chẳng vui nói lỗi của người khác, và của Kinh điển, 2. Chẳng khinh lờn người khác, 3. Chẳng khen người khác và chẳng chê người khác, 4. Chẳng sanh lòng sầu thương, oán hận. Miệng được như vậy thì an vui nhiếp tâm của mình.
3. Ý an lạc hành : (Việc làm về ý an vui) nghĩa là nên lìa xa các lỗi về bốn món ý niệm : 1. Ganh ghét dua bợ, 2. Khinh lờn mắng mỏ, 3. Lấy tư cách là một bậc đại hành ( Đại thừa ) mà mắng chửi người tiểu hành (Tiểu thừa), 4. Tranh đua. Ý lìa xa bốn món trên thường yên vui tu dưỡng cái tâm của mình.
4. Thệ nguyện an lạc hành : Làm việc về thệ nguyện an vui. Đối với những chúng sanh từ trước đến nay chẳng nghe, chẳng biết, chẳng hiểu Kinh pháp Hoa nên khởi lòng từ tâm nguyện rằng nếu ta được quả A nậu Bồ Đề thì đem lực thần thông, lực trí tuệ dẫn cho họ váo trong pháp ấy. Phát tâm thệ nguyện này thường chuộng tu nhiếp tự hành nên gọi là Thệ nguyện an lạc hành.
Theo PHDS của TN Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TỨ AN LẠC HÀNH tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận