Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TỨ ÂN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TỨ ÂN theo từ điển Phật học như sau:
TỨ ÂN
TỨ ÂN
Tứ ân là bốn ân, cũng gọi là Tứ Trọng Ân: ân cha mẹ, ân chúng sanh, ân quốc vương, ân Tam Bảo.
1. Ân cha mẹ : Cha mẹ sanh ta ra rất cực nhọc, có công nuôi dưỡng ta cho đến lớn, và cho ta học hành rất phí tổn. Vậy ta phải báo đáp bằng sự cung kính phụng sự và cầu cho cha mẹ mau tĩnh tâm mà tu niệm, thực tu theo chánh đạo, để sớm giải thoát luân hồi sanh tử.
2. Ân chúng sanh : Ta thọ ơn huệ của chúng sanh rất rộng, như nhờ thợ mộc, thợ hồ mà ta có nhà ở, nhờ nông phu mà ta có lúa ăn, nhờ thợ dệt mà ta có áo mặc, cho đến thú vật ta cũng nhờ cậy nữa, như trâu cày ruộng, bò kéo xe, chó giữ nhà cho ta. Vậy ta báo đáp bằng sự siêng tu, làm việc và học đạo, cầu cho chúng sanh tất cả được giải thoát luân hồi.
3. Ân quốc vương : Nhờ vua hoặc Tổng thống cùng các quan chức khác cai trị, lo xếp đặt mọi việc ngoài nước cũng như trong nước, nên chúng ta được an cư lạc nghiệp. Vậy ta báo đáp bằng sự siêng năng tu học, bằng cách làm cho chúng dân lương thiện và lo tu hành, mà độ cho vua chúa quan chức.
4. Ân Tam Bảo : Nhờ Phật mở đạo mà ta thấu rõ Kinh, Luật, Luận để tu học, nhờ pháp của Phật mà ta tiến tu học về ba môn : Giới, Định, Huệ đặng mau chứng ngộ. Nhờ Tăng truyền đạo soi sáng Đạo lý của Phật mà ta cảm mến. Vậy ta phải báo đáp lại bằng sự cung kính cúng dường và siêng năng tu học để mau đắc quả Bồ Đề. Trong Thích Thị Yếu Luận nói Tứ Ân : 1. Ân phụ mẫu, 2. Ân sư trưởng, 3. Ân quốc vương, 4. Ân thí chủ.
Tứ Ân trong Tâm Địa Quán Kinh, cũng thuyết Tứ Ân giống như trong Thích Thị Yếu, mặc dầu danh từ dùng có khác nhưng ý nghĩ cũng đồng vậy.
Theo PHTĐ của Đoàn Trung Còn.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TỨ ÂN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận