Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TỨ BẤT KHẢ THUYẾT trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TỨ BẤT KHẢ THUYẾT theo từ điển Phật học như sau:
TỨ BẤT KHẢ THUYẾT
TỨ BẤT KHẢ THUYẾT
Kinh Niết Bàn quyển 21, khi nói về các pháp sanh và chẳng sanh đã thuyết minh bốn bất khả thuyết như sau : “ Sanh sanh bất khả thuyết, sanh bất sanh bất khả thuyết, bất sanh sanh bất khả thuyết, bất sanh bất sanh bất khả thuyết “
Thiên Thai lấy bốn loại bất khả thuyết trong Kinh này phối hợp với bốn giáo đã được phân tích :
1. Sanh sanh bất khả thuyết : Tạng giáo thuyết nhân duyên năng sanh, các pháp sở sanh đều là thực hữu nên gọi là Sanh sanh.
2. Sanh bất sanh bất khả thuyết : Thông giáo thuyết đương thể của năng sanh, sở sanh đều là không, nên nói sanh bất sanh.
3. Bất sanh sanh bất khả thuyết : Biệt giáo thuyết về lý chơn như bất sanh sanh ra 10 giới phân biệt nên nói bất sanh sanh.
4. Bất sanh bất sanh bất khả thuyết : Viên giáo thuyết về lý chân như và lý thập giới là vô nhị nên nói là bất sanh bất sanh.
Bốn phép này đều nói bất khả thuyết, như vậy lý của bốn giáo này chỉ có thể dùng trí mà chứng chứ chẳng thể dung ngôn ngữ mà thuyết giảng, lý do là bản lai vô thuyết.
Theo PHDS của TN Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TỨ BẤT KHẢ THUYẾT tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận