Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TỨ CHỦNG VÃNG SANH trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TỨ CHỦNG VÃNG SANH theo từ điển Phật học như sau:
TỨ CHỦNG VÃNG SANH
TỨ CHỦNG VÃNG SANH
Theo Tịnh Độ tông người tu Tịnh Độ khi mệnh chung được vãng sanh về thế giới Phật A Di Đà với bốn điều kiện gọi là Tứ chủng vãng sanh.
1. Chánh niệm vãng sanh : Trong Kinh A Di Đà nói : những người nào khi sắp lâm chung tâm thần không điên đảo, nhất tâm chánh niệm, niệm Đức Phật A Di Đà quyết được vãng sanh.
2. Cuồng loạn vãng sanh : Trong Quán Kinh nói : Những người hạ hạ phẩm vãng sanh, những người này suốt đời làm ác nghiệp, khi sắp lâm chung, những khổ tướng lửa rực, dầu sôi, chặt chém …v…v…cảnh địa ngục hiện ra bức bách, làm họ sợ sệt loạn cuồng, lúc bấy giời gặp thiện tri thức tiếp dẫn niệm Phật, người ấy phát lòng niệm Phật theo, chỉ trong vòng từ 1 đến 10 niệm, nhờ công đức đó mà được đới nghiệp vãng sanh Tịnh Độ.
3. Vô ký vãng sanh : Những người này bình sanh đã quy niệm Tam Bảo, tín tâm sẵn có, huân tập một phần công đức Phật, nhưng khi sắp mệnh chung, tâm thần quá yếu đuối, chỉ có trong trạng thái vô ký không thể niệm Phật đượ. Dù vậy, nhờ nghiệp nhơn niệm Phật quá khứ nên vẫn được vãng sanh ở cõi Tịnh Độ.
4. Ý niệm vãng sanh : Những người trong lúc sắp mạng chung không thể niệm Phật phát ra thành tiếng chỉ ý niệm, niệm Phật A Di Đà cũng quyết được vãng sanh Tịnh Độ.
Theo PHDS của HT Thích Từ Thông.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TỨ CHỦNG VÃNG SANH tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận