Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TỨ CÚ KỆ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TỨ CÚ KỆ theo từ điển Phật học như sau:
TỨ CÚ KỆ
TỨ CÚ KỆ
Tứ cú kệ cũng kêu là Nhất tứ cú kệ. Ấy là một bài văn thơ về đạo lý tóm lược trong bốn hàng (4 câu) mà chứa đủ hết ý nghĩa. Chư Phật, chư Tổ thường dùng Tứ Cú Kệ truyền cho đệ tử, hoặc để khai ngộ, hoặc để phó chúc, hoặc để truyền sấm. Người hữu duyên nghe một Tứ cú kệ, có thể giác ngộ mà tu cho tới thành Đạo quả.
Tâm địa Quán Kinh : “Dĩ chơn thật pháo, nhứt Tứ cú kệ thí chúng sanh” (đem một bài kệ bốn câu về phép chơn thật thí cho chúng sanh).
Kim cang Kinh : Như có ai dùng món thất bảo trong cõi tam thiên đại thiên thế giới mà bố thí thì phước rất lớn. Nhưng lại có ai đối với Kinh Kim Cang này mà thọ trì cho đến đắc Tứ cú kệ mà thuyết pháp cho kẻ khác nghe thì phước lại lớn hơn.
Vài thí dụ về tứ cú kệ :
– Chư ác mạc tác
– Chúng thiện phụng hành
– Tự tịnh kỳ ý
– Thị chư Phật giáo
Nghĩa là : Đừng tạo những việc ác. Hãy làm các việc lành. Giữ tâm ý thanh tịnh. Đó là lời dạy của chư Phật. Bốn câu kệ này tóm lược hết thảy giáo lý của Phật. Do Đức Phật Thích ca ban truyền.
“Chư pháp nhơn duyên sanh
Diệc tùng nhơn duyên diệt
Ngã Phật Đại Sa Môn
Thường tác như thị thuyết”
Nghĩa là : Các pháp do nhơn duyên mà sanh ra. Cũng theo nhơn duyên mà diệt. Đức Phật của ta là Ngài Đại Sa môn. Ngài hay chỉ dạy lý thuyết như vậy. Đó là tứ cú kệ mà Ngài Xá Lợi Phật thọ lãnh ở Ngài Át Bệ ; liền khi ấy Ngài bỏ ngoại đạo mà quy hướng về Phật Pháp.
“Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp man tao ngộ
Ngã kim kiến, văn, đắc thọ trì
Nguyên giải như Lai chơn thật nghĩa”
Nghĩa là : (pháp vô lượng rất sâu mầu nhiệm. Trăm ngàn vạn kiếp khó gặp được. Con nay nghe, thấy được thọ trì. Nguyên hiểu nghĩa chơn thật của Đức Như Lai). Đó là Tứ cú kệ mà mỗi nhà tu trì tụng trước khi đọc Kinh.
Theo PHTĐ của Đoàn Trung Còn
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TỨ CÚ KỆ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận